Đức Khổng Tử khi xưa từng nói những nỗi khổ lớn nhất của con người là: Sinh, lão, bệnh, tử. Có một số người cho rằng " sinh" ở đây trong từ " sinh thời" là chỉ về cuộc sống của con người khi còn sống. Quan niệm này trùng với thuyết " đời là bể khổ, tình là dây oan" trong đạo Phật. Còn tôi, tôi không cho cách hiểu như thế là đúng. Vì nếu ý của từ " sinh" theo Khổng Tử là chỉ về cuộc sống của con người thì cần gì phải có thêm các nỗi khổ khác như: Lão, bệnh, tử nữa? Theo tôi, từ " sinh" ở đây là từ chỉ khi con người mới được sinh ra, là chỉ tuổi ấu thơ của con người và cả chỉ sự sinh nở của người phụ nữ nữa. Vì phụ nữ từ ngàn đời nay vẫn được xem là " số khổ". Tạo hóa đã sinh ra họ có hơn một nỗi khổ với người đàn ông.
Chữ " sinh"
- Nói về sự vất vả, cực nhọc, khổ sở và nguy hiểm đến tính mạng của bản thân của người phụ nữ thì không bút nào tả hết. Nhưng mà cả nhân loại vẫn được sinh ra như thế. Và đó là một trong những thiên chức của người phụ nữ. Một thiên chức " khổ"! Này nhé, trong thời gian mang thai, cơ thể và tâm sinh lý của người phụ nữ có rất nhiều những rối loạn. Rồi bước đi của người phụ nữ trở lên vất vả, cực nhọc hơn khi vác cái bụng bầu nặng hơn chục cân trước ngực. Khi sinh nở người phụ nữ cũng nứt nẻ... và rất đau đớn. Các cụ ta xưa chẳng từng nói: Có chửa cửa mả. Và câu ví: đau như đau đẻ là vì như thế. Khi mang thai và sinh nở, cơ thể người phụ nữ bị mất dinh dưỡng và máu khá nhiều, khiến người phụ nữ vốn đã yếu lại càng yếu hơn. Khi nuôi dưỡng một đứa trẻ từ khi sơ sinh đến khi trưởng thành thì người phụ nữ lại phải vất vả cực nhọc, chăm sóc bú mớm, thức khuya dậy sớm vì con. Thật tội nghiệp! Còn con người, dù là nam hay nữ thì tuổi ấu thơ không thể nói là sung sướng được. Vì khi còn nhỏ đến đi lại, ăn uống, cũng không tự làm được, còn kể chi đến việc kiếm tiền nuôi sống bản thân? Cơ thể thì bé nhỏ, non nớt và yếu đuối không làm gì nổi. Trí óc thì chưa phát triển hết, rất dễ bị lừa gạt và làm hại... Một cuộc sống phụ thuộc vào rất nhiều thế giới xung quanh như thế hỏi làm sao sướng?
Chữ " lão"
- Có ai trên đời lại thích mình già lão đi nhanh chóng? Khi con người đến tuổi lão hóa, chân tay trở lên sù xì, xấu xí. Da dẻ nhăn nheo, đồi mồi. Cơ thể yếu ớt, trí não suy kém, ... làm cho con người cảm thấy đau khổ và tiếc nuối quãng đời tuổi trẻ đã qua, nhưng bó tay, bất lực. Vậy là khổ rồi. Nhưng khi già yếu hơn, mọi sinh hoạt phải dựa vào sự trợ giúp của người khác thì lại càng khổ hơn!
Chữ " bệnh"
- Bệnh tật thì quả là cơ khổ. Bệnh có thể đến với con người ở mọi độ tuổi, mọi tầng lớp. Cơ thể ốm yếu, cái chết luôn cận kề, tiền bạc tiêu phí. Thật chẳng ai trên đời lại cảm thấy sung sướng và hạnh phúc khi mang bệnh cả.
Chữ ' tử"
- Tử thì khổ đến tận cùng rồi rồi! Vì thế ai cũng cầu mong mình sống lâu trường thọ. Khi con người chết đi, dù người đó khi sống anh hùng, vĩ đại đến thế nào thì khi chết đi cũng sẽ dần bị đi vào quên lãng trong tâm trí của những người sống. Khi con người chết đi, phải rời xa tất cả những người thân yêu. Để lại sự tiếc thương và đau khổ vô tận trong lòng họ. Tài sản đem theo chỉ còn là hai bàn tay trắng. Mọi thành tựu, lỗ lực của cả một đời mình đều để lại cho người khác. Đến cơ thể mình cũng sẽ bị vi trùng, vi khuẩn làm cho mục nát. Đúng là cơ khổ. Bốn nỗi khổ lớn nhất của cuộc đời này gần như ai cũng biết, nhưng không ai có thể tránh. Vì nó là quy luật tự nhiên của con người. Người ta chỉ có thể cố gắng giảm bớt nó như tăng thêm phúc lợi cho phụ nữ khi sinh. Gia đình và xã hội cùng chăm sóc, bảo vệ trẻ nhỏ, người già. Bệnh viện và trường học được mở nhiều hơn để mọi người đều được chăm sóc, học hành tử tế. Và một điều mà tất cả chúng ta cần làm ngay từ ngày hôm nay là sống vui vẻ, ăn uống điều độ, rèn luyện cơ thể đều đặn, học tập phát triển trí tuệ bản thân để sống lâu, khỏe mạnh, trường thọ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét