Làng Thạch Đà, huyện Mê Linh,TP Hà Nội thời Pháp thuộc là huyện lỵ. Sau khi cách mạng tháng 8 thành công nó trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của bẩy xã vùng ven sông Hồng. Vì thế, dù tính theo đơn vị hành chính, làng Thạch Đà chỉ là một xã nhỏ như bao xã khác của huyện Mê Linh. Nhưng thực tế thì con người, lối sống, suy nghĩ và điều kiện kinh tế của những người dân nơi đây rất phát triển. Chợ ở đây khá lớn, là nơi tập trung, giao thương, hàng hóa, nông sản của cả một vùng ven sông Hồng. Trong làng còn có nghề phụ là xây dựng. Dân Thạch Đà nổi tiếng là có nhiều thợ thợ khéo, khỏe. Nhiều cai thầu xây dựng tài. Xét về kinh tế thì có tỷ phú đạt top ten những tỷ phú giàu nhất miền bắc.
Xét về chính trị thì có người to nhất là bộ trưởng. Còn các tỷ phú nhỏ, giám đốc doanh nghiệp lớn, giám đốc các sở ban, nghành thì nhiều không kể xiết. Người dân Thạch Đà đi đâu cũng rất tự hào về quê hương bản quán của mình. Dân Thạch Đà vốn nổi tiếng về tư duy kinh tế giỏi.
Có thời kỳ chính quyền muốn dịch chuyển trung tâm kinh tế, văn hóa sang làng Bồng Mạc, xã Liên Mạc bên cạnh. Vì cho rằng làng này có nhiều công đức trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ với chính quyền cách Mạng. Làng Thạch Đà khi ấy bị Tây đồn ,nên ít nhiều bị ảnh hưởng văn hóa, tư tưởng của họ. Nhưng lòng người dân Thạch Đà không muốn thế. Những bệnh viên, trường học, chợ, rạp chiếu bóng vẫn tạo lên một nét văn hóa phố thị ở vùng quê này. Dù nó đã không còn là trung tâm theo đơn vị hành chính nữa.
Ngày ấy, chính quyền đã cho xây dựng được trường cấp ba của huyện ở xã bên cạnh. Khi xây dựng đến hạng mục chợ, thì người dân Thạch Đà phản ứng bức xúc dữ dội. Mất chợ là mất bát cơm trên tay họ. Trong nhiều thập kỷ, nhiều gia đình chỉ sống bằng nghề buôn bán. Chợ xây dựng ở làng bên cạnh, mọi người dân của làng đó sẽ chiếm phần lớn những vị trí đắc địa trong kinh doanh. Thế là dân Thạch Đà bàn nhau kiên quyết phản đối đến cùng chủ chương này của nhà nước. Đơn từ mãi không được, chợ mới vẫn được xây dựng ở khu đình làng Bồng Mạc, xã Liên Mạc. Quá bức xúc, khi chợ mới sắp hoàn thành. Nhiều hộ tiểu thương trong xã sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, vất vả trong mua bán hàng ngày. Trong khi người dân xã bên cạnh đang vui mừng, phấn khởi. Họ bèn rủ nhau đến đạp tan hoang khu chợ đang sắp hoàn thành và rút về nhanh chóng. Ai về nhà người ấy, mọi sinh hoạt ở làng quê vẫn diễn ra bình thường. Bên công an không thể tìm ra thủ phạm. Họ chỉ biết chắc chắn đó là những người dân xã Thạch Đà làm chuyện đó. Người dân làng Bồng Mạc thì vô cùng đau xót trước cảnh tượng đó. Họ quyết định góp công, góp của xây dựng lại một khu chợ mới đàng hoàng, to đẹp hơn. Lần này họ cắt cử mọi người canh phòng cẩn thận. Người dân Thạch Đà vẫn yên ổn làm ăn buôn bán. Một phần vì họ thấy sợ về việc phạm pháp mình đã làm, một phần vì còn rất lâu nữa chợ mới mới hoàn thành. Quyền lợi thiết thực đến miếng cơm, manh áo của họ chưa bị đe dọa.
Vào ngày chợ mới ở Làng Bồng Mạc chuẩn bị khai trương. Quá bức xúc vì những hộ tiểu thương ở làng Thạch Đà không thể đấu thầu nổi quán để kinh doanh tại đó. Họ lại họp bàn với nhau. Lợi dụng tình trạng mất cảnh giác của những người dân xã bên cạnh. Vì họ cho rằng công trình đã xây xong, dân Thạch Đà sẽ không dám đến phá. Họ còn kéo nhau đến đó thuê quán để kinh doanh nữa cơ mà!? Trong đêm tối, nhiều người dân xã Thạch Đà kéo đến đập tan nát một công trình xây dựng bằng tiền và công sức của nhân dân xã Liên Mạc. Hôm sau, mọi người đến tham dự lễ khai chương chợ mới thì giờ nó đã trở thành một đống đổ nát hoang tàn. Sức lực của chính quyền và người dân đã cạn. Với lại dân tình cũng đã rất quen với việc kinh doanh, buôn bán ở chợ Thạch Đà. Dù khu đất để xây chợ mới ở làng Bồng Mạc giờ vẫn được giữ nguyên. Dù chợ Thạch Đà vẫn chỉ là ...chợ đợ! Nhưng mà lâu dần chẳng ai trong cả hai xã Thạch Đà và Liên Mạc còn nhắc đến việc di chuyển chợ nữa.
Ngày nay, nhận thấy điều kiện kinh tế, văn hóa của Thạch Đà có nhiều tiến bộ vượt bậc so với các xã trong huyện. Xã Thạch Đà đã có quyết định được nâng cấp thành thị trấn. Con đường trung tâm xã đã có quyết định mở rộng mỗi bên thêm mười mét. Một bệnh viện lớn quy mô 400 giường bệnh đang dần được hoàn thiện. Những đình, đền, chùa được tu bổ, nâng cấp uy nghi tráng lệ. Lại thêm đồn công an huyện đóng tại xã góp phần đảm bảo an ninh trật tự, xã hội. Thạch Đà lại sắp trở thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của một vùng. Ôi! Tự hào quê hương Thạch Đà biết bao!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
>>Kinh Nghiệm Để Sạc Pin Laptop Bền
>>Bi Kịch Con Rơi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét