Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Khi giúp đỡ cấp trên

    Ở đời có hai loại người giàu có. Một là những người tự thân lập nghiệp. Những người ấy thường là người rất tài năng và giàu bản lĩnh. Vì thế, những người khác chỉ là những người làm thuê cho họ. Hoạt động dưới sự chỉ đạo của họ. Còn loại thứ hai là những người do được hưởng tài sản thừa kế từ bố mẹ, họ hàng … Loại người này thường không có nhiều bản lĩnh lắm. Vì thế, để duy trì  và phát triển khối tài sản khổng lồ của mình. Họ phải nhờ đến một người tài giỏi giúp sức.

      Là một người đi làm thuê, mà được nhận trọng trách lớn ấy. Thì cũng là một điều hết sức vinh dự. Nhưng cũng là một vị trí rất dễ gặp nguy hiểm. Vì ở đời vẫn hay có người xấu bụng, hay ghen ghét, đố kỵ với người tài giỏi. Và khi chúng ta lắm quá nhiều quyền hành vốn thuộc về người khác. Rất có thể chúng la sẽ trở lên chuyên quyền, và làm mọi thứ theo ý của mình. Hoặc nảy sinh lòng xấu, lợi dụng vị trí và sự tín nhiệm của người chủ. Chiếm đoạt tài sản của người khác một cách bất hợp pháp. Nếu chúng ta mà làm như thế. Thì cánh cửa nhà tù sẽ luôn rộng mở cửa đón chúng ta. Cho dù chúng ta không làm việc xấu, không làm việc sai. Thì chúng ta cũng nên hết sức thận trọng để người khác không nghi ngờ. Việc như thế người xưa từng khuyên chúng cách khôn ngoan, để tránh bị nghi ngờ là: Khi đi qua vườn nho thì không sửa lại mũ. Khi đi qua vườn dưa thì không buộc lại dây dày. Việc này cũng đã có rất nhiều ví dụ có thật trong lịch sử. Ví dụ như các vị quan võ, sau khi cùng vua thống nhất đất nước. Thì đa phần bị vua ghiết hại, hoặc đuổi về quê làm dân thường sau đó. Vì họ sợ những người tài giỏi ấy mà được trao cho thêm nhiều binh quyền, thì sẽ có ngày ghiết vua cướp ngôi. Và nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc là tướng quân Phạm Lãi trong thời đại của nhà Ngô đã nhìn ra kết cục đó. Vì thế, dù suốt bao nhiêu năm cùng vua Câu Tiễn chiến đấu quên mình, dù được vua hứa sẽ chia đôi đất nước cho Phạm Lãi một nửa, khi thắng được kẻ địch. Nhưng sau khi dành được chiến thắng, ông tự động xin từ bỏ hết binh quyền, chỉ xin nhà vua cho ông được toàn quyền buôn bán. Vua thấy ông ấy có công nhiều vậy, mà chỉ xin ít như vậy, nên đã đồng ý ngay. Và sau đó Phạm Lãi đã trở thành ông tổ của nghề buôn bán của Trung Quốc. Ông ấy trở thành một nhân vật giàu có nổi tiếng nhờ buôn bán. Cho đến tận bây giờ, những lời khuyên của Phạm Lãi về nguyên tắc, đạo lý buôn bán vẫn được coi là một trong những thứ kinh điển nhất của nghành thương mại thế giới. Vì thế, chúng ta cần hết sức thận trọng, khôn ngoan để không bị hiểu lầm cả gặp nguy hiểm đến bản thân.
      Còn trong công việc, chúng ta cần hết lòng, cố sức giúp cho người chủ. Đem hết trí tuệ, học thức ra để giúp họ. Không phụ lòng tin tưởng, giao phó của họ. Đây cũng là cách ứng xử chuyên nghiệp của một người đi làm thuê.
                                                               Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết

<< Đức khiêm tốn là sự khôn ngoan tột bậc của con người


        

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét