Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

thứ mà con

      Là một con người tốt, chúng ta cần có sự linh động. Không phải lúc nào cũng mềm thuận mà tốt. Có lúc chúng ta cần biết cứng rắn, có lúc cần biết mềm dẻo mới được. Sống ở trên đời nhất định chúng ta cần biết khéo léo. Ở trong bầu thì phải tròn, ở trong ống thì phải dài. Đi với bụt thì mặc áo cà sa, đi với ma thì cần mặc áo giấy. Chúng ta cần có sự nhã nhặn, hiền hòa với thế giới xung quanh, để dung hòa tất cả các mối quan hệ trong xã hội. Làm được như thế, cuộc sống của chúng ta sẽ dễ chịu, thoải mái hơn!

       Chúng ta thay đổi để thích nghi với môi trường sống. Chúng ta khi mềm, khi cứng, khi dẻo dai trong các ứng xử ở cuộc sống hàng ngày ở một mức độ nhất định thì rất tốt. Đấy là khi những tình huống khó khăn xảy ra, chúng ta buộc phải thay đổi để đạt được mục đích. Chứ chúng ta vẫn là chúng ta. Nền tảng của chúng ta vẫn như thế. Sau khi những tình huống khó khăn trôi qua, chúng ta lại luôn sống đúng với bản chất thật sự của con người mình. Đó có thể là tính cách cứng rắn, mềm thuận, hay mềm dẻo. Sự thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh sống, nếu để mất sự kiểm soát sẽ trở thành một tật, một điểm ngã trong hệ tư duy. Tệ hại hơn, đấy có để là sự khởi đầu cho việc đánh mất mình, bỏ rơi bản thân. Khi ấy nhân cách của bạn không những không được bồi dưỡng, phát huy theo năm tháng, nó còn bị đè nén, che dấu, bóp méo, và hủy diệt đi. Cuối cùng khi sự bợ đỡ của người khác với bạn, hay sự dựa nhờ của bạn với những người khác qua đi. Bạn không có gì cả. Đến sống bình thường như một người bình thường nhất trong xã hội cũng rất khó khăn. Người ta hay mắc lỗi đánh mất mình khi thay đổi bản thân quá đà vì mong muốn đạt được một mục đích to lớn nào đó. Ví dụ như công danh, tiền bạc, hay trong tình cảm. Hoặc môi trường sống mà người ta cần thích nghi có quá nhiều áp lực. Người ta ở trong môi trường ấy quá lâu. Người ta không có khoảng trống để cân bằng lại bản thân, sống với bản chất thật sự của con người mình. Người là luôn sống với con người mà người ta đã thay đổi để thích nghi. Cuối cùng thì người ta đã bị đánh mất bản thân mình. Và đấy sẽ là điểm khởi đầu cho tấn bi kịch sẽ đến với cuộc đời họ!
       Sống ở trên đời, cái gì cũng có giới hạn của nó. Việc tưởng như tốt đẹp như sự mềm dẻo ứng đối trong xã hội, nếu chúng ta lạm dụng, nếu chúng ta quá đà sẽ trở thành sự giả dối và tự đánh mất bản thân. Vì thế, sống thì cần luôn thận trọng. Luôn lấy sự hạnh phúc thật sự ở trong tâm hồn chúng ta làm kim chỉ nan cho mọi hành động. Làm được như thế là chúng ta luôn sống ở trạng thái hạnh phúc.  Từ xưa đến nay, hạnh phúc luôn là một thứ mà con người luôn khao khát tìm kiếm. Tại sao chúng ta đang có một niềm hạnh phúc thật sự trong tâm hồn, mà lại vứt bỏ để tìm kiếm cái gì!

                                                             Tác giả: Phạm Thị Hợi


<< Tuổi 30

1 nhận xét: