Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Không ngoại ngữ - khó thăng tiến tại doanh nghiệp FDI

Ngoại ngữ - một hành trang không thể thiếu của ứng viên trình độ Đại học, nhưng thực tế còn nhiều trường hợp chưa đáp ứng được kỳ vọng trong khi tuyển dụng kỹ sư, cử nhân.
    Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ là một điểm cộng lớn khi thi tuyển vào FDI 
    Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ là một điểm cộng lớn khi thi tuyển vào FDI

    Theo ông Lee Cheol Ku, số lượng “khủng” nhân sự như trên nhằm bổ sung cho 4 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu tại Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Bên cạnh đánh giá về chuyên môn, vòng thi về kiểm tra tiếng Anh thông qua bài thi Toeic đã khiến số lượng ứng viên giảm từ 3.600 xuống khoảng 2.600 ứng viên dự kỳ thi cuối này. 

    Qua 4 năm làm việc ở Việt Nam, ông cho rằng một điểm yếu của một số sinh viên ra trường là mặt bằng tiếng Anh còn hạn chế. “Công ty có phạm vi hoạt động toàn cầu, nhân sự đòi hỏi phải có sự hiểu biết và giao tiếp được với nhau qua ngôn ngữ chung là tiếng Anh” - ông Lee Choel Ku giải thích.

    Đồng quan điểm, ông Hoàng Văn Hoan - Phó giám đốc Phòng Hành chính nhân sự, Công ty TNHH Panasonic SystemNetworks VietNam - đánh giá: “Chúng tôi luôn nói với các đơn vị đào tạo rằng, khả năng sử dụng tiếng Anh là điểm yếu nhất - bên cạnh chuyên môn - của ứng viên mới tốt nghiệp Đại học”. Ngay tại thời điểm này, ông Hoan cũng lúng túng vì chưa thể tuyển được 10 kỹ sư ngành điện, tự động hóa trình độ chuyên môn trung bình nhưng sử dụng thành thạo tiếng Anh.

    Không ngoại ngữ - khó thăng tiến tại doanh nghiệp FDI (1)
    Chỉ những ứng viên giỏi ngoại ngữ mới có khả năng vào vòng trong

    Từng dự nhiều chương trình phỏng vấn tại Hà Nội, ông Bùi Công Kỳ - Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Cty thời trang Sơn Kim - đánh giá yêu cầu ngoại ngữ là điều mà ứng viên cần lưu ý. Khi xét tuyển ứng viên, ông Kỳ luôn đánh giá kỹ năng sử dụng ngoại ngữ là một điểm cộng lớn. 

    Ông Kỳ nói: “Ngay cả ở doanh nghiệp trong nước, khi nhân sự tiếp cận với hợp đồng mua bán, lên mạng internet, hoặc sửa 1 cái máy in khi hỏng hóc thì phải biết đọc được tiếng Anh. Với các vị trí cao, khi giao dịch với người nước ngoài thì càng cần”. So với thời gian 4-5 năm trước đây, ông Kỳ đánh giá mặt bằng trình độ sử dụng ngoại ngữ của ứng viên có phần tiến bộ. 

    “Tuy nhiên, khi ứng tuyển vào vị trí cụ thể nào đó, ứng viên cần nghiên cứu thêm các thông tin, từ ngữ chuyên ngành chứ không đơn giản là vốn tiếng Anh giao tiếp cơ bản” – ông Kỳ nói thêm.
    Báo pháp luật

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét